Sâu răng và nha chu là hai bệnh răng miệng phổ biến gây ra do vi khuẩn, nên sẽ lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Trong miệng trẻ sơ sinh không có vi khuẩn gây sâu răng. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn sẽ được truyền từ mẹ (hoặc người nuôi dưỡng) cho trẻ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay làm sạch núm vú giả bằng cách mút trong miệng trước khi cho trẻ bú. Nếu bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn chứa lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể bạn quan tâm bọc răng sứ không cần mài răng?
Bài viết liên quan: niềng răng mất bao lâu
Bảo vệ răng miệng cho trẻ em |
Khi nào cần bảo vệ răng miệng cho trẻ?
Theo quan điểm của nhiều người, khi trẻ chưa mọc răng thì không cần vệ sinh răng miệng, hơn nữa trẻ chỉ bú sữa nên không hình thành mảng bám và không bị sâu răng nên việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này là thừa thải.
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới một tuổi giúp kích thích hàm răng sữa của trẻ mọc lên và phát triển tốt hơn.
Ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên, các bậc cha mẹ nên tiến hành vệ sinh răng miệng cho trẻ để loại bỏ những mảng bám thức ăn còn sót lại sau khi bú sữa và ăn dặm.
Một số cách chăm sóc răng miệng cho trẻ nên biết
Vào giai đoạn mọc răng cần chuẩn bị cho trẻ một chiếc bàn chải có mặt lông mềm mại rồi tiến hành chải nhẹ nhàng vào các mặt răng, nướu và kết thúc bằng việc lau sạch lại với một chiếc khăn mềm.
Cha mẹ nên chú ý kỹ đến tình trạng phát triển răng của trẻ để kịp thời phát hiện và chữa trị những chiếc răng sâu. Không nên tập cho trẻ thói quen ăn uống trước khi đi ngủ khi chưa vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
Sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ uống nước để lấy đi những mảng bám thức ăn thừa còn dính lại trên răng.
Sử dụng kem đánh răng chứa Fluor làm răng trẻ thêm rắn chắc. Khi đánh răng, nên lấy một lượng vừa đủ, khoảng bằng hạt đậu và cẩn thận không cho trẻ nuốt kem, tốt nhất là trong quá trình đánh răng, cha mẹ nên đứng một bên quan sát và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách.
Cần cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kịp thời phát hiện khi có những dấu hiệu bất ổn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Không nên đợi đến khi trẻ bị sâu răng hay các vấn đề răng miệng mới tới gặp bác sĩ.
Việc bảo vệ răng miệng cho trẻ nên được các bậc phụ huynh đặt lên hàng đầu, người ta thường nói “Cái răng cái tóc là góc con người”, vì thế có thể thấy được việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi còn nhỏ quan trọng như thế nào. Trong giai đoạn này nếu răng trẻ bị hô hay có dấu hiệu mọc lộn xộn thì việc chữa trị rất dễ vì lúc này xương hàm mới phát triển, chỉ cần điều chỉnh thì răng sẽ mọc lên theo đúng vị trí còn khi xương hàm của trẻ đã ổn định thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bài viết được trích nguồn tại: https://nangmuislinehiendai.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT
Đăng nhận xét