Có nên niềng răng mặt trong không? Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, với một số loại mắc cài niềng răng, vì những đặc điểm riêng biệt của nó khiến cho một số người còn e ngại khi đưa ra quyết định sử dụng. Trong số đó phải kể đến mắc cài mặt trong, một loại mắc cài đặc biệt sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cũng nhiều nhược điểm.
Niềng răng mặt trong là gì?
Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng có chức năng kéo đẩy răng tương tự như các loại niềng răng khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt là thay vì gắn mắc cài bên ngoài thì phương pháp này sẽ được gắn mặt trong của răng. Do đó, khi người bệnh đeo mắc cài thì người khác sẽ không nhìn thấy, mang lại cảm giác tự tin cho người niềng răng rất nhiều.
Hiện nay, những trường hợp có thể áp dụng niềng răng mặt trong đó là:
- Răng bị lệch lạc, khấp khểnh, mọc chen chúc nhau. Xem thêm trồng răng thẩm mỹ khi nào?
- Răng bị sai khớp cắn loại 3: móm.
- Răng thưa, hở kẽ, sai khớp cắn hở, khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo.
- Răng bị sai khớp cắn loại 2 như hô vẩu.
Có nên niềng răng mặt trong không?
Niềng răng mặt trong được xác định có nên thực hiện hay không thường sẽ dựa vào ưu nhược điểm của nó. Cụ thể:
Ưu điểm
- Vì mắc cài được gắn bên trong răng nên sẽ được giấu kín, người đối diện không dễ dàng phát hiện ra là bạn đang niềng răng. Do đó, đây là một phương pháp được nhiều người lựa chọn để họ có thể thoải mái giao tiếp hàng ngày.
- Có nên niềng răng mặt trong không còn được quyết định bởi thời gian thực hiện, đối với mắc cài này, thời gian điều chỉnh răng là từ 16 - 18 tháng.
- Niềng răng mặt trong phù hợp với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, vì độ tuổi này có phần răng và xương hàm phát triển toàn diện.
- Ăn nhai tốt, khả năng chịu lực nắn chỉnh đồng đều, ổn định qua từng giai đoạn.
Nhược điểm
Bên cạnh những điểm nổi trội, niềng răng mặt trong vẫn còn có nhiều hạn chế khiến cho người bệnh e ngại khi đưa ra quyết định:
- Đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các phương pháp niềng răng mặt ngoài vì mặt trong sẽ khó khăn hơn trong quá trình gắn mắc cài cũng như điều chỉnh tăng lực.
- Vì mắc cài gắn bên trong nên khi mới đeo mắc cài sẽ rất khó ăn nhai, dễ gây đau nhức, ăn không ngon miệng. Tình trạng này là do mắc cài chạm vào lưỡi, liên tục gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng răng.
- Khi đeo niềng, bạn rất khó vệ sinh. Cũng như khó nhìn thấy các vụn thức ăn thừa giắt trên niềng. Vì vậy nguy cơ hôi miệng, bệnh lý là rất cao.
- Một số trường hợp còn khiến cho mắc cài bị dịch chuyển khi dùng lưỡi đẩy răng, đồng thời là khả năng gây tổn thương đến lưỡi là rất cao.
Đăng nhận xét