Cấy ghép implant là một kỹ thuật phục hình răng miệng hiện đại với những ưu điểm mang lại thành công cao, khôi phục được răng mất một cách hiệu quả. Với những trường hợp mới mất răng hoặc mất răng lau ngày mà xương hàm đã bắt đầu tiêu hủy đều có thể áp dụng cấy ghép implant để khắc phục, phẫu thuật hàm móm giá bao nhiêu. Tuy nhiên, với những ca mất răng lâu ngày và xương ổ răng đã tiêu hủy thì yêu cầu bác sĩ phải tiến hành thêm một bước nữa là phẫu thuật nâng xoang sau đó mới tiến hành cấy ghép trụ implant và mão răng sứ.
Kỹ thuật nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant
Với những trường hợp cấy ghép răng cho vùng răng trong ở hàm trên, bác sĩ cần lưu ý chiều cao của xương hàm, bởi giới hạn trên của chiều cao này là đáy xoang hàm trên.
Phẫu thuật nâng xoang hay nâng nền xoang hàm là những kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình cấy ghép Implant. Những phương pháp này nhằm giúp làm tăng số lượng xương ở vùng cấy ghép Implant. Việc cấy ghép Implant có thể thực hiện đồng thời sau khi nâng xoang hàm hoặc sau một thời gian tùy từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay, có 2 phương pháp nâng xoang hàm phổ biến thường được chỉ định khi cấy ghép Implant như:
Nâng xoang hở:
Bác sĩ thực hiện mở nướu tại vị trí cần cấy ghép Implant, ở vùng bên sóng hàm để bộc lộ vùng xương hàm bên trong.
Sau đó tiếp tục tạo một cửa sổ nhỏ để tiếp xúc với xoang hàm.
Ghép xoang hàm với xương tự nhiên của bệnh nhân hoặc xương nhân tạo.
Đóng cửa sổ sau khi đã ghép xương.
Chờ cho xương lành thương và hồi phục, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant.
Nâng xoang kín:
Trong trường hợp thiếu ít xương, bác sĩ sẽ thực hiện một lỗ nhỏ qua sóng hàm tại vị trí mất răng.
Từ từ cho bột xương nhân tạo vào để lấp đầy khoảng trống xoang hàm.
Với trường hợp nâng xoang kín có thể đồng thời cấy ghép Implant.
Xương tự thân:
Trong kỹ thuật này bác sĩ có thể dùng xương tự thân của bệnh nhân (xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu) nhưng phổ biến vẫn là sử dụng bột xương nhân tạo.
Tùy cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ quyết định thực hiện đặt Implant cùng lúc với nâng xoang hay sau một thời gian nhất định (từ 1-6 tháng) khi xương đã lành thương.
2 phương pháp ghép xương tự thân và xương nhân tạo cụ thể như sau:
Ghép xương nhân tạo trong kỹ thuật cấy ghép Implant:
Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, chúng có thể tự tiêu tan. Đây là một dạng bột xương sinh học được sử dụng để lấp đầy cho vùng thiếu xương trước khi cấy ghép Implant. Chúng tạo điều kiện cho xương tự phát triển, sau đó sẽ tự tiêu tan.
Ghép xương tự thân trong kỹ thuật cấy ghép Implant:
Xương này được lấy ra từ chính cơ thể của bệnh nhân, sau đó bù đắp vào khoảng trống thiếu xương. Kỹ thuật này sẽ cho thành công cao và rất an toàn.
Sau khi thực hiện nâng xoang thì bệnh nhân cần chờ một thời gian để cho các vết thương lành hẳn, xương và mô tích hợp đủ và vừa chuẩn số lượng xương cũng như chiều cao xương thì mới có thể đủ điều kiện để tiếp tục tiến hành cấy ghép implant.
Bài viết được trích nguồn từ: http://chiphiniengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
Đăng nhận xét