Quy trình trám răng đạt chuẩn
Trám răng là một thủ thuật nha khoa rất quen thuộc mà bất kỳ ai cũng đều sẽ nghe nói đến, vậy khi nào nên trám răng điều trị răng miệng? Để giải thích vấn đề này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay nhé.
Răng sâu bị vỡ* |
Trám răng là gì?
Do những nguyên nhân khác nhau mà hàm răng của chúng ta không được đều và đẹp như bình thường, răng có khuyết điểm là ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn cũng như gây cảm giác đau nhức và ê buốt cho vùng khoang miệng. Với những trường hợp này, các nha sĩ khuyên bạn nên đi trám răng sớm để tránh những hậu quả về mặt lâu dài.
Trám răng là phương pháp dùng vật liệu nhân tạo để thay thế cho phần mô răng bị khuyết thiếu hoặc để chỉnh sửa lại những khiếm khuyết về mặt hình thể của răng. Theo đó, bác sĩ sẽ tạo hình ở các vị trí khác nhau trên thân răng như cạnh răng, rìa răng, mặt nhai, mặt trong, cổ răng… để hoàn thiện hình thể thân răng cũng như bảo vệ răng. Hiện nay trám răng bằng Composite hay được gọi là trám răng thẩm mỹ được rất nhiều người ưa chuộng. Người đã bị tiêu xương hàm có thể trồng răng implant được không?
Tùy vào vị trí khuyết điểm đó là gì và ở vị trí nào để bác sĩ thực hiện trám răng đúng và đạt hiệu quả cao nhất. Có thể thực hiện trám răng ở phần thân răng như cạnh răng, mặt nhai, mặt trong hoặc cổ răng để đem lại tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.
Trám răng bằng công nghệ hiện đại* |
Quy trình trám răng đạt chuẩn
Quy trình trám răng được tiến hành theo quy trình chuẩn, cụ thể như sau:
Bước 1: Quy trình trám răng đạt chuẩn hiện nay bắt đầu từ việc thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ răng bị tổn thương. Nếu cần thiết phải chụp x-quang để xem xét vết sâu đã làm tổn thương tới tủy hay chưa. Từ đó mới có thể tư vấn thao tác điều trị cụ thể với bệnh nhân.
– Nếu mô răng mất ít và tủy cũng chưa bị tổn thương thì phần bị khuyết được lấp đầy bằng vật liệu hàn trám chuyên dụng.
– Trường hợp răng vỡ lớn, thậm chí sát nướu, mô răng mất nhiều và tủy đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì bắt buộc phải chữa tủy, sau đó bác sĩ cân nhắc giữa trám răng và bọc sứ để đạt kết quả cao.
Bước 2: Để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và tiến hành sát trùng vị trí răng cần trám.
Bước 3: Trước khi bắt đầu trám răng, bác sĩ cần phải nạo sạch những vụn thức ăn hay ngà sâu trong lỗ hổng để ngăn chặn vi khuẩn xâm hại.
Nếu chữa tủy là điều bắt buộc thì bệnh nhân được gây tê để hạn chế cảm giác đau nhức. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút bỏ hết phần tủy bị viêm ra ngoài.
Bước 4: Răng cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bằng đê cao su. Đây là thao tác rất quan trọng bởi nếu chất liệu trám tiếp xúc với nước bọt trong khi đổ vào khoang răng cản trở các cơ chế liên kết, không đạt hiệu quả dám dính, dễ bong bật khi ăn nhai.
Bước 5: Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ tạo một xoang trám thích hợp để đổ chất liệu trám vào, làm đầy những phần mô răng bị khuyết đã được nạo bỏ. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng dưới tác động của đèn chiếu đông dần đông cứng lại, bám chắc vào răng thật.
Bước 6: Sau khi thực hiện trám bít, bác sĩ chỉnh sửa lại vết trám, loại bỏ phần dư thừa và đánh bóng mặt răng để mặt răng được trơn láng, đạt kết quả tạo hình chuẩn xác nhất. Cuối cùng, tháo bỏ phần đê cao su và tiến hành kiểm tra khớp cắn nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên, không bị cộm cấn khó chịu.
Trám răng là kỹ thuật giúp hàm răng của bạn được chắc khỏe và có độ bền cao. Bên cạnh thực hiện phương pháp này, khách hàng cũng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách và nên đi khám nha sĩ 6 tháng/1 lần để có được một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.